Minhxotxa
member
ID 51554
04/29/2009
|
Phải biết tự bảo vệ mình
TT - Heo, gà là hai con vật nuôi quen thuộc đối với con người. Hằng ngày chúng cung cấp cho khẩu phần ăn chúng ta khối lượng lớn chất đạm và nếu thiếu đạm chúng ta khó tồn tại. Tuy nhiên, thời gian gần đây hai con vật nuôi thân quen đă tạo mối lo ngại đến độ có thể gọi là khủng hoảng ở nhiều nước châu Á và nay kể cả châu Mỹ.
Nguy hiểm của virus cúm nói chung là cấu trúc thường xuyên thay đổi do sự thay đổi bộ gen để có những tính chất bất thường, đặc biệt kháng lại thuốc gọi là thuốc kháng virus dùng để trị chúng. Đến nay bệnh cúm H5N1 chỉ lây từ gia cầm sang người (do ăn, tiếp xúc gia cầm và sản phẩm từ gia cầm bị nhiễm bệnh) và chưa có bằng chứng cho thấy bệnh lây từ người sang người. Mối đe dọa lớn của virus H5N1 là chúng có thể bị đột biến gen bất cứ lúc nào để tạo thành bệnh lây lan dễ dàng từ người sang người.
Đáng lo làm sao, điều mà con người đang lo sợ nhưng chưa xảy ra ở cúm gà thì đã xuất hiện ở cúm heo H1N1, v́ lây nhiễm không chỉ từ heo cho người mà được xác định có trường hợp lây cả người sang người đă xảy ra. Nên lưu ư, các thuốc kháng sinh trị bệnh nhiễm khuẩn (do vi khuẩn là tác nhân gây bệnh) không có tác dụng đối với virus.
Trị virus phải dùng thuốc kháng virus và thuốc kháng virus trị được virus H5N1 và H1N1 hiện nay là Oseltamivir (biệt dược Tamiflu) và một số thuốc kháng virus khác. Biết được điều này để ta cảnh giác chứ không nên hoảng loạn khi nghe nguy cơ đại dịch có thể xảy ra. Nhiều địa phương như ở TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM đă trữ lượng lớn thuốc Tamiflu để cung ứng kịp thời việc pḥng chống dịch (nếu cần sẽ nhập thêm).
Tuy nhiên, không hoảng loạn chứ không nên chủ quan bởi một điều cần phải nói nữa là tới nay vẫn chưa có văcxin hiệu quả dùng cho người để ngừa H5N1 và H1N1. Ta cũng nên biết virus nói chung, trong đó có virus cúm, rất “xảo quyệt”. Chẳng hạn virus H5N1 trước đây đă gây dịch cúm tại Hong Kong năm 1997, sau khi phân tích bộ gen của ḍng H5N1 gây cúm lần này, người ta thấy có sự khác biệt khá nhiều. Do đó các văcxin đă được nghiên cứu bào chế trước đây không giúp cơ thể ta nhận biết để chống trả hữu hiệu virus cúm đă thay đổi h́nh dạng vào thời điểm này nữa. Văcxin ngừa cúm heo H1N1 dành cho người cũng thế, tới nay vẫn chưa có.
Nhận thức được nguy hiểm của virus cúm H1N1, H5N1 ta nên có sự cảnh giác đúng mức, phải biết tự bảo vệ ḿnh bằng cách tuân thủ triệt để những quy định mà ngành y tế ban hành trong công tác pḥng chống dịch bệnh.
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC (ĐH Y dược TP.HCM)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
Minhxotxa
member
REF: 443643
04/29/2009
|
Người Việt tại Mexico vẫn an toàn trước cúm lợn.
TP - Người Việt tại Mexico vẫn an toàn trước dịch bệnh, theo công văn khẩn của ĐSQ Việt Nam tại Mexico gửi đến Bộ Y tế ngày 28/4.
Chiều qua, trong buổi kiểm tra tại sân bay Tân Sơn Nhất, ông Trần Thanh Dương- Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự pḥng & Môi trường, cho biết, ngày 28/4, Bộ Y tế nhận được công văn khẩn của Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico báo cáo t́nh h́nh dịch tại nước này và yêu cầu Việt Nam tập trung toàn lực để chống dịch.
Theo công văn khẩn này, tại Mexico đă có 149 người tử vong và lan ra nhiều nước. Tuy nhiên, đến nay chưa ai trong số người Việt sống tại đây mắc dịch. Ngay khi dịch xảy ra, bà con Việt kiều sống tại các tiểu bang ở Mexico được khuyến cáo hạn chế đi lại và thực hiện tốt mọi biện pháp pḥng dịch, giám sát thực phẩm, không ra đường, tránh hội họp đông người.
Lê Nguyễn
|
|
Minhxotxa
member
REF: 443738
04/29/2009
|
Một em bé ở Mỹ chết v́ cúm lợn
Giới chức Mỹ xác nhận một ca tử vong ở bang Texas, Mỹ, v́ cúm lợn. Đây là trường hợp đầu tiên chết v́ bệnh dịch này ở ngoài biên giới Mexico.
Nạn nhân là một em bé 23 tháng tuổi. Chưa có thêm chi tiết nào hơn nữa về bệnh nhân được công bố.
"Một cháu nhỏ đă chết v́ virus H1N1", quyền giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch Mỹ (CDC) Richard Besser thông báo trên chương tŕnh chào buổi sáng của CNN hôm nay. "Là một người cha và một bác sĩ nhi khoa, tôi chân thành chia buồn cùng gia đ́nh cháu".
Các quan chức Mỹ đang cảnh báo rằng virus cúm lợn có thể sẽ c̣n gây thêm các ca tử vong nữa. Hiện Mỹ đang điều trị cho 64 ca nghi nhiễm.
Đức vừa trở thành nước thứ 8 xuất hiện cúm lợn, với ba người được xác định đă nhiễm.
Số người chết v́ nghi nhiễm cúm lợn ở Mexico hiện nay là 159 người.
T. Huyền (theo Reuters, BBC, CNN)
|
|
Minhxotxa
member
REF: 443739
04/29/2009
|
WHO cảnh báo cúm lợn sắp thành đại dịch
23:42' 29/04/2009 (GMT+7)
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 29/4 cảnh báo, sự bùng phát của cúm lợn đang gần trở thành một đại dịch khi có có thêm người chết và nhiều người nhiễm cúm tại hàng loạt quốc gia.
Tại Geneva, chuyên gia về cúm của WHO Keiji Fukuda phát biểu trước các phóng viên rằng không có bằng chứng nào cho thấy virus giảm tốc độ lây lan, buộc WHO tiến gần tới việc nâng cảnh báo về một đại dịch lên mức 5 - nghĩa là sự truyền bệnh giữa người và người đă lan rộng.
Tuy nhiên, quan chức trên cho biết, WHO vẫn chưa sẵn sàng nâng cảnh báo từ mức 4 hiện nay - nghĩa là virus có thể lây lan giữa người với người, lên tới mức đại dịch. Mức 6 là mức cảnh báo cao nhất, đồng nghĩa với một đại dịch với đầy đủ quy mô đang diễn ra.
Hiện thời, do lo sợ và chưa chắc chắn bệnh cúm lan khắp toàn cầu như thế nào, nhiều nước đă áp dụng đủ loại pḥng ngừa. Anh đă đóng cửa một trường học sau khi một học sinh 12 tuổi bị nhiễm cúm lợn. Ai Cập cho giết toàn bộ lợn trong nước. Gabon, quốc gia trung phi cấm thịt lợn dù cúm lợn không liên quan tới ăn thịt lợn.
Cúm lợn đă giết chết hơn 150 người ở Mexico và khiến hơn 2.400 người nhiễm bệnh.
Hôm nay, WHO đă tiến hành một cuộc họp để quyết định chính xác sự lây lan của cúm diễn ra như thế nào, nó ảnh hưởng tới sức khoẻ con người ra sao và cách chữa.
Ông Nikki Shindo, một chuyên gia về cúm của WHO cho biết, cuộc họp tập trung vào những dữ liệu lấy từ Mexico và từ một trường học ở New York, nơi bệnh cúm bùng phát mạnh.
Hoài Linh (Theo AFP, AP)
|
|
Minhxotxa
member
REF: 443838
04/29/2009
|
Loài người chạm ngưỡng đại dịch
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa nâng mức báo động cúm lợn từ cấp độ 4 lên 5, mức cuối cùng trước khi một đại dịch thực sự diễn ra. "Loài người đang thực sự phải đối mặt với đại dịch, mọi biện pháp phải được tiến hành khẩn cấp", tổng giám đốc WHO khuyến cáo.
Quyết định được công bố sau khi virus cúm khiến một em bé tử vong bên ngoài lănh thổ Mexico.
Đây là lần thứ 2 trong ṿng 2 ngày WHO nâng các mức báo động về dịch cúm. Cấp độ báo động 5 nghĩa là sự lan truyền virus cúm đă xảy ra giữa người với người ở ít nhất 2 quốc gia. WHO đưa ra quyết định sau khi một em bé 23 tháng tuổi người Mexico chết tại bang Texas (Mỹ).
Bệnh nhân cúm lợn này là ca tử vong đầu tiên bên ngoài lănh thổ Mexico, nơi dịch cúm bắt đầu bùng phát. Trong khi đó tại Tây Ban Nha, ca nhiễm cúm lợn đầu tiên được khẳng định không đi du lịch tới Mexico trước đó.
Sau cuộc họp khẩn cấp vào đêm qua (theo giờ Hà Nội), bà Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO đă hối thúc tất cả các quốc gia khởi động kế hoạch đối phó với đại dịch, bao gồm tăng cường các biện pháp theo dơi và kiểm soát sự lây nhiễm.
"Loài người đang thực sự phải đối mặt với đại dịch, mọi biện pháp phải được tiến hành khẩn cấp", bà Chan nói.
Tuy nhiên, cũng theo Tổng giám đốc WHO, thế giới đă có sự đối phó tốt nhất từ trước tới nay cho đại dịch. Theo đó, lần đầu tiên, sự lan truyền của dịch cúm có thể được theo sát. Điều này là rất cần thiết, bởi virus H1N1 này có thể biến đổi vào bất cứ lúc nào để trở thành một chủng nguy hiểm hoặc yếu ớt hơn.
Trong khi đó, những ca nhiễm virus H1N1 mới tiếp tục được ghi nhận. Đến sáng nay, theo giờ VN, số ca tại Mỹ đă lên tới con số 91 (gấp rưỡi hôm qua). Tại Cananda và Tây Ban Nha, số ca lần lượt là 13 và 10.
Riêng tại Mexico, chính phủ nước này đă công bố lại con số bệnh nhân. Theo đó hiện có 159 ca chết nghi nhiễm cúm H1N1, trong đó chỉ có 7 ca khẳng định. 26 bệnh nhân khác được khẳng định nhiễm virus đang được theo dơi.
=============================================================================
Các mức báo động đại dịch của WHO
- Mức 3: Dịch cúm gây ra một vài trường hợp ở người nhưng không có dấu hiệu cho thấy sự lan truyền giữa người với người.
- Mức 4: Xác nhận sự lây lan giữa người với người có khả năng gây nên những đợt bùng phát trong phạm vi cộng đồng. Đây là mức báo động nguy hiểm, tiến gần đến đại dịch.
- Mức 5: Có sự lan truyền giữa người với người ở ít nhất 2 quốc gia. Một dấu hiệu chắc chắn cho đại dịch.
- Mức 6: Virus lan truyền tới một quốc gia ở một vùng khác. Đại dịch trên toàn cầu.
Nguyễn Hưng
|
|
Minhxotxa
member
REF: 444115
05/01/2009
|
WHO đề nghị dừng sử dụng cụm từ “cúm lợn”
(Dân trí) - Tổ chức Y tế thế giới đă ra thông báo đề nghị dừng sử dụng cụm từ “cúm lợn” để tránh gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn.
Quyết định này được đưa ra 1 ngày sau khi chính phủ Ai Cập đă cho thiêu huỷ hàng trăm ngàn con lợn trong một nỗ lực ngăn ngừa “cúm lợn”. Trung Quốc, Nga, Ukraine và một số quốc gia khác đă cấm nhập khẩu thịt lợn từ Mexico và một số bang của nước Mỹ với lư do sợ cúm lợn lan sang nước họ.
Phát ngôn viên của WHO, ông Dick Thompson cho biết ngành nông nghiệp và thực phẩm ở nhiều nước kiến nghị rằng cụm từ “cúm lợn” đă gây hiểu lầm cho người tiêu dùng và khiến chính phủ nhiều nước cấm vận chuyển, buôn bán thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn.
"V́ thế, thay v́ gọi là cúm lợn, chúng tôi quyết định gọi tên khoa học của nó là H1N1 cúm A", Thompson cho biết.
Vi rút cúm lợn có khởi nguồn từ lợn nhưng đă biến đổi, có sự kết hợp của gen vi rút cúm người, cúm gia cầm và cúm lợn. Các nhà khoa học hiện chưa biết chính xác nó lây truyền sang người như thế nào nhưng hiện tại, nó đang lây từ người sang người, chứ không phải từ các con lợn bệnh.
Tại Paris, Tổ chức thế giới về Thú y cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy sự lây nhiễm từ lợn, hay liên quan đến lợn”.
Tiêu huỷ các con lợn "sẽ không giúp bảo vệ cộng đồng và các loài vật khác tránh được nguy cơ mắc cúm A/H1N1", đại diên tổ chức này nhấn mạnh.
T.P
Theo AP
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|