emdungyeutoi
member
ID 49184
02/06/2009
|
Nhạc sĩ Tuẩn Khanh viết bài về vụ ném giày thủ tướng Trung Quốc.
(Theo http://www.bbc.co.uk/vietnamese)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2009/02/090205_tuankhanh_nemgiay.shtml
Thật là hi hữu khi thế giới chứng kiến những chiếc giày “ thái độ” được ném về phía trước, nhằm vào hai chính khách của hai cường quốc lớn nhất thế giới.
Cảm giác thật lạ lùng khi giày lại trở thành một phương tiện biểu cảm sau hàng thế kỷ văn minh của loài người.
Mặc dù đích đến của những chiếc giày đó khác nhau nhưng rơ ràng, cách phản ứng của những người “nhận giày” cũng khác nhau.
Ông Bush, tổng thống Hoa Kỳ đă cười c̣n ông Ôn Gia Bảo, thủ tướng Trung Hoa th́ lại giận dữ ra mặt.
Điều này cũng nhanh chóng cho thấy thái độ chấp nhận điều ḿnh đă làm ra trên một tinh thần dân chủ và tính cách thượng tôn mang tính cách triều đ́nh, không chấp nhận nổi những sự khác biệt.
Chiếc giày được ném đi
Việt Nam là quốc gia đă từng có những cuộc chiến với nước Mỹ và Trung Quốc. Những kỷ niệm về các cuộc chiến đó c̣n khốc liệt và bi thảm hơn bất kỳ ai trong quốc gia của những người từng ném giày.
Tôi tự hỏi sẽ có bao nhiêu người trong đất nước tôi sẽ chọn ném giày vào chính phủ Mỹ hay chọn ném giày vào chính quyền Trung Quốc?
Tháng 11 năm 2000, khi ông Clinton cùng vợ và con gái đến thăm Việt Nam đă được hàng hàng người dân, kể cả những cựu binh quân đội chào đón và chờ được bắt tay.
Ông Clinton có lẽ cũng là lănh tụ duy nhất của một quốc gia từng có ân oán với Việt Nam không lo sợ chuyện ḿnh sẽ bị ném giày. Trong khi đó, dù được ca ngợi với t́nh hữu nghị lâu bền, nhưng chưa có một lănh tụ nào của Trung Quốc được người Việt Nam chào đón như vậy.
Ở một phía khác được bộc lộ rất rơ trong các vụ biểu t́nh chống Bắc Kinh xâm lược đảo và đất Việt Nam vào tháng 12 năm 2007, đến mức Nhà nước Việt Nam phải huy động các lực lượng trấn áp hùng hậu để làm yên ḷng chính quyền Trung Quốc.
Người Việt Nam không có thói quen ném giày, nên người ta phản ứng bằng cách ném các khẩu hiệu về phía các Ṭa Tổng lănh sự và Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam và mọi nơi trên thế giới với những hàng chữ bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa, đại loại như “đồ xâm lược”.
Ném giày vào ai?
Trong một bài viết của tác giả Quách Tường Uy, người Trung Quốc đang du học tại London, có viết rằng thế hệ của cô được người lớn dạy rằng Việt Nam là bọn xấu và hết sức vô ơn, tàn nhẫn.
Trong kư ức của tôi th́ người Việt Nam lại luôn thấy những người Hoa là những người chân chất và hiền lành, dễ làm bạn.
Trong lời dạy của người lớn mà trẻ con miền Nam học được, những người Hoa này là những người yêu nước lưu lạc và mong chờ một ngày đất nước có thể phản Thanh phục Minh thành công mà quay về cố hương.
Chiếc giày biểu lộ thái độ
Từ tinh thần yêu nước cảm động này khiến tôi có rất nhiều bạn người Hoa ở tuổi học tṛ.
Với tôi và nhiều người khác, kể cả những người đă từng xuống đường vào ngày 9 tháng 12 năm 2007 để phản đối Trung Quốc xâm lược đảo và đất Việt Nam, không có người Trung Hoa xấu, mà chỉ có chính xác chính quyền Cộng sản Trung Quốc là rất xấu.
Không chỉ xấu với đất nước Việt Nam của chúng tôi, mà xấu với cả thế giới bằng cả chiều dài lịch sử hành động và ngụy biện của họ.
Thật là khó giải thích v́ sao máu của những người dân Trung Hoa và thanh niên Việt Nam phải đổ xuống dọc đường biên giới hai nước trong cuộc chiến năm 1979. Điều làm rất nhiều người bạn Việt và Hoa tại Chợ Lớn, Saigon, chỉ mới buổi sáng uống ly cafe và tán gẫu vui vẻ với nhau, buổi chiều đă nh́n nhau ngại ngần im lặng.
Tác giả Quách Tường Uy có viết rằng thế hệ trẻ của cả hai nước đă dần quên đi cuộc chiến 1979 và không mang nặng mặc cảm về nó. Nhưng đó có lẽ là cảm giác riêng của thanh niên Trung Quốc.
Chiếc giày xin được giữ lại
Lư do của ư thức chống chính quyền Trung Quốc, là bởi người Việt Nam không bao giờ có thể an tâm với sự kiêu ngạo và tính bá quyền của những lănh tụ như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu B́nh... vẫn được nối dài đến thời kỳ của Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo... và có thể sẽ c̣n nối dài nữa trong tinh thần Đại Trung Hoa.
Nhắc lại chuyện chiếc giày, khi c̣n nhỏ, tôi được đưa đi xem triển lăm tội ác của “Bọn bành trướng Bắc Kinh” từ cuộc chiến 1979.
Một trong những kư ức đau đớn nhất mà tôi c̣n nhớ, đó là một chiếc giày lính bằng vải dính máu của một chiến binh Việt Nam nào đó đă chết. Có thể đó là một công nhân ở Hải Pḥng hay một người nông dân nào đó ở Cần Thơ.
Tôi xin giữ lại chiếc giày - chính chiếc giày đẫm máu của tuổi thanh niên Việt Nam và đặt vào một không gian trân trọng nhất của Tổ quốc tôi hôm nay.
Khi Việt Nam tái lập t́nh hữu nghị với Nhà nước Trung Quốc, một phần lịch sử trên đă biến mất để không làm “tổn thương t́nh hữu nghị của hai quốc gia”.
Tôi cũng không c̣n thấy chiếc giày đó nữa, cũng như không được biết rơ đất nước tôi đă mất hay giữ được bao nhiêu đất đai của tổ tiên sau cuộc chiến đó.
Nếu tôi được hỏi là sẽ chọn ném giày vào ai trong mối quan hệ Việt - Mỹ - Trung Quốc này, có lẽ tôi sẽ chọn xin và giữ lại chiếc giày đó - chính chiếc giày đẫm máu của tuổi thanh niên Việt Nam và đặt vào một không gian trân trọng nhất của Tổ quốc tôi hôm nay.
Thế hệ chúng tôi cũng như những người Hoa mà chúng tôi đă được biết, đă sống chung trên đất nước tôi không muốn thù hận nhưng thật ḷng không bao giờ có thể lăng quên.
Đây là ý kiến riêng của tác giả, nhạc sỹ Tuấn Khanh. Quý vị có chia sẻ hoặc đóng góp, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụgn hộp tiện ích bên tay phải.
--------------------------------------------------------------------------------
Shooter, Bình Dương
Quả thật ai ai trên đất nước Việt Nam cũng có một trái tim yêu nước nồng nàn. Nhưng việc biểu cảm của mỗi người hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc của từng cá thể. Cảm ơn Tuấn Khanh đă nói lên được ḷng yêu nước của người Việt. Tôi thật tự hào v́ được làm người Việt. Ở đất nước này hầu như ai cũng có ḷng độ lượng khoan dung chất chứa trong t́nh người ấm áp. Với người Việt, dù ở đâu trên thế giới này th́ cũng như nhau.
Tôi không căm phẫn người Hoa cũng như người Mỹ. Nhưng những việc mà chính phủ của họ đă, đang và sẽ làm th́ nên phán xét lại. Các bạn có biết tôi sẽ làm ǵ khi ḷng căm phẫn lên đến tột cùng như chàng kư giả và người biểu t́nh nọ không? Tôi sẽ đánh bóng chiếc giày của ḿnh và tặng các nguyên thủ đáng kính của chúng ta như một món quà có ư nghĩa hơn là phải ném chúng trước bàn dân thiên hạ. Làm điều đó tôi c̣n có thể nghĩ đến thể diện của tổ quốc, của dân tộc tôi.
New Yorker
Ông Ôn đă được nến thử mủi vị bị phản đối lần đầu nên tức giận ra mặt do thiếu kinh nghiệm ứng biến trong những trường hợp như thế này v́ ở trong cái nước mà ông nắm hoàn toàn quyền sinh sát đó là chuyện không tưởng. Ông Bush th́ ngược lại hoàn toàn, là Tổng Thống của quốc gia có tự do, dân chủ bậc nhất trên thế gới th́ việc bị phản đối cũng đă trở thành một phần của công việc. Nụ cười huề của ông Bush và bộ mặt giận dữ của ông Ôn thể hiện bản lĩnh và tŕnh độ của 2 nguyên thủ quốc gia cũng như chính sách ngoại giao của 2 quốc gia đó. Với thiên triều TQ là thuận ta th́ sống mà nghịch ta phải chết!
Tuấn HN
Thật ra cách hành xử của hai vị nguyên thủ khác nhau là v́ văn hoá đông tây thôi. Với các nước Á Đông như Trung, Hàn, Nhật hay Việt Nam vốn có truyền thống gia trưởng th́ sẽ lấy điều này như là sự xúc phạm ghê gớm. C̣n với người phương Tây th́ họ xuề xoà hơn nhiều trong việc này.
PPT, VN
Cám ơn Tuấn Khanh đă nói thay cho tôi và có lẽ cũng cho nhiều người. Cái băn khoăn của chúng ta hiện nay không phải là sự bất dung giữa các dân tộc hay nền văn hóa, mà là ư đồ chính trị đang xô đẩy dân tộc các nước chống lại nhau. V́ vậy có những chiếc giày chúng ta giữ lại, có chiếc chúng ta ném đi.
Ở nước ta, nếu không có sự cam tâm t́m kiếm hậu thuẫn của các "lănh đạo đáng kính" nơi đảng CSTQ anh em th́ cũng chẳng có chiếc giày nào ném đi, dù với nghĩa bóng. Người Việt vốn rất hiền ḥa và sẵn sàng dung nạp, nhất là với nền văn hóa Trung Hoa đă nhiều phần ăn vào huyết quản.
Conan, Saigon
Rơ ràng là suy nghĩ của lănh đạo các nước tự do dân chủ hoàn toàn đối lập với suy nghĩ của lănh đạo các nước CS. Ông Bush dù là tổng thống Hoa Kỳ nhưng ông cũng là một nười b́nh thường bằng xương bằng thịt nên có thể bị phản đối ném giày như những người khác là b́nh thường. C̣n các lănh đạo CS th́ họ suy nghĩ như thời phong kiến tức là họ giống như vua, chúa ngày như được trời cử xuống trần gian cai trị cho nên dân thường không được xúc phạm "long thể". Dân ở các nước CS mà đ̣i được tự do dân chủ th́ c̣n lâu lắm.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|