 |
toixinsangsay
member
REF: 619815
11/30/2011
|
>>
xem chủ đề
Dulan,
Nếu là tình yêu,muốn quên cũng không được!Mà tại sao phải quên khi đã là kỷ niệm đẹp?Dù sao đó cũng là hành trang của một khỏang đời đáng sống,đáng lưu giử...Một ngày nào...đó....
|
toixinsangsay
member
REF: 619622
11/28/2011
|
>>
xem chủ đề
Hay lắm AK47 ạ !
Ý tưởng hây khi ta THÀ LÀ NGỤY....
Cũng như H,sau 3 năm tù (Cải Tạo?)về,tiếp tục bị quản thúc 2năm(he he,ít khi quản thúc nổi H đâu)tụi đia phương còn thiếu nợ H cái quyền "Công dân"chưa trả,mặc dù có người vừa về chưa đầy năm đã được trả bình thường,chỉ có mình H,he he vì H từng tuyên bố"KHông thèm làm công dân nước XHCN,thà là NGỤY !"
|
toixinsangsay
member
REF: 619442
11/27/2011
|
>>
xem chủ đề
AK47 ơi,
VNCH chỉ có GHI ƠN.Tức là người hy sinh vì lý tưởng chứ không vì công trạng,và khi thác đi thì người dân tự ghi ơn.Khác với miền B,người ta thi đua vào đòan,đảng,chiến đấu để GHI CÔNG trạng mà hưởng quyền lợi về sau.
Mén mụi,
Mụi có biết Ông Lý thừa Vãn(Đại Hàn)cũng là gốc Hòang tộc của VN mình chạy sang thời nhà Trần diệt nhà Lý đó nhen!
|
toixinsangsay
member
REF: 619439
11/27/2011
|
>>
xem chủ đề
Đúng,liệu chúng ta còn chịu đựng đến bao giờ?H đã thực sự mệt mỏi để chờ 1 ngày quê hương quang phục .VN ngày càng đi xa với tội lỗi,người người bị chìm đắm trong ru ngủ và huyền hoặc của những kẻ vô sĩ cầm quyền.Đọc bài HT Trúc viết,H chạnh nhớ về vị Cố TT anh minh của miền Nam ngày đó,cụ Ngô Đ Diệm.Dưới sự lãng đạo của người H sống và lớn lên bằng tình cãm nhân bản của con người.Tiếc thay khi bước vào ngưởng cửa Trung học,thì chế độ tốt đẹp của Người không còn nửa để thay thế vào những xáo trộn Chính trị làm lợi cho chiến tranh lan tràn.
Hôm nay đọc những bức xúc của các em,Họa Mi và AK 47,H thực sự mừng lắm,vì nghĩ thế hệ của H sắp sửa qua đi,với những nổi niềm chôn chặt,khi nhìn về VN,thấy đa số tuổi trẻ chỉ chạy theo vật chất,theo phù phiếm ngoại lai hay vào đảng để có cơ hội làm giầu.H mừng lắm,mừng rơi nước mắt đựoc,vì ít ra bọn H đã hy sinh 1 phần đời không vô nghĩa,để cho tuổi trẻ các em hôm nay có những suy tư chính chắn và đẹp ngời,cho dù cuộc đời rồi sẽ trôi qua,nhưng VN bao giờ cũng còn 1 niềm hy vọng.
|
toixinsangsay
member
REF: 619378
11/26/2011
|
>>
xem chủ đề
Góc tâm hồn: Chỉ là một người đàn ông
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, người phụ nữ đó trông giống như bất kỳ người phụ nữ nào khác khi đã bước đến ngưỡng cửa của tuổi già. Bà bước nặng nề một mình trong tuyết lạnh, lặng lẽ cúi đầu đi.
Những người đi trên vỉa hè của thành phố bận rộn này cố gắng không để mắt họ nhìn thấy bà lão tội nghiệp đó, vì họ sợ rằng bà sẽ nài nỉ sự giúp đỡ và ngăn họ về nhà để ăn mừng giáng sinh.
Một cặp vợ chồng trẻ khoác tay nhau trên đường, cười đùa với nhau và trên tay là một túi quà to cho giáng sinh, họ không chú ý đến bà lão.
Một bà mẹ trẻ với hai đứa con nhỏ vội vã trên đường về nhà bà ngoại của họ để mừng ngày giáng sinh, họ không chú ý đến bà lão.
Một ông bộ trưởng đi trên đường với khuôn mặt tự hào khi trong tay cầm quyển Kinh Thánh nhưng tâm trí lại đang mơ mộng những thứ ở trên trời, và ông cũng không chú ý đến bà lão.
Nếu những người này chú ý, họ sẽ nhận thấy rằng bà lão tội nghiệp đang đi bằng đôi chân trần trong băng tuyết giá lạnh của mùa đông.
Bằng cả hai tay, bà lão cố giữ lấy cái cổ áo đã bị đứt cúc để tránh gió lùa vào bên trong, dừng lại trước chạm xe bus, bà khép nép cúi đầu dựa vào thành cột. Một chiếc khăn màu xanh đỏ cũ kỹ mong manh chùm lên đầu, bà đứng đợi xe đi vào trung tâm thành phố.
Một người đàn ông lịch lãm mang một cái cặp sang trọng bước đến gần bà để đợi xe bus, tuy nhiên anh ta giữ khoảng cách vì sợ có bệnh tật lây lan từ bà lão già khốn khổ này.
Một cô gái độ tuổi thiếu niên cũng chờ xe bus. Cô liếc nhìn mấy lần về phía đôi chân trần của bà lão nhưng cũng không nói gì.
Chiếc xe bus đến và đôi chân bà lão chậm chạp đau đớn bước lên xe. Bà ngồi gần chiếc ghế phụ đằng sau lái xe. Còn người đàn ông lịch lãm và cô gái trẻ vội vã đi xuống phía cuối ngồi. Người đàn ông ngồi cạnh bà lão vội dịch vào bên trong và xoay xoay ngón tay thầm nghĩ: “Sự suy yếu của tuổi già”. Còn tài xế xe bus chỉ thở dài lẩm bẩm: “ Khu phố này rồi sẽ chìm sâu hơn vào cảnh nghèo đói mà thôi, mình ghét nhìn thấy cảnh này”.
Một cậu bé chỉ tay vào bà lão và nói: “Mẹ nhìn này, bà ấy đi chân trần”. Người mẹ xấu hổ vội đánh vào tay đứa con: “Đừng có chỉ trỏ người khác, Andrew, không lịch sự chút nào” . Rồi người mẹ vội nhìn ra ngoài cửa sổ.
“Bà ấy hẳn phải có những đứa con đã lớn”, một người phụ nữ khoác chiều áo lông dày thì thầm gợi ý. “Những đứa con của bà lão nên tự xấu hổ về bản thân họ”. Người phụ nữ cảm thấy tự hào về bản thân vì mình đã chăm sóc mẹ mình rất tốt.
Một cô giáo ngồi ở giữa xe bus đặt các túi quà lên đùi rồi nói: “Chúng ta đã không nộp đủ thuế để giải quyết tình trạng như vậy ư?” cô nói với một người bạn ngồi bên cạnh. Cô bạn trả lời: “Đó là do sự quản lý của đảng Cộng hoà, họ cướp của người nghèo để cho người giàu”. “Không đúng, đó là do đảng Dân chủ”. Người đàn ông tóc xám xen vào. “Các chương trình phúc lợi xã hội của đảng Dân chủ chỉ làm cho con người lười đi và đẩy họ đến tình trạng nghèo đói”.
“Mọi người cần phải học cách tiết kiệm tiền của mình”, Một thanh niên mặc đồ khá thời thượng chêm vào. “Nếu bà lão đó biết tiết kiệm tiền khi còn trẻ thì sẽ không rơi vào tình trạng như vậy đâu. Đó là lỗi của bà ấy thôi”.
Và tất cả mọi người đều hài lòng với sự nhạy bén của mình khi đưa ra những phân tích và bình luận mà họ cho là đúng đắn đó.
Tuy nhiên, một doanh nhân tốt bụng cảm thấy như bị xúc phạm. Ông thò tay vào ví lấy ra một tờ 20 đô la và sải bước đến chỗ bà lão già, nhét đồng tiền ít ỏi của mình vào đôi tay nhăn nheo và run run của bà. “Bà lão, hãy mua cho mình một đôi giầy nhé”.
Người phụ nữ cảm động gật đầu. Người doanh nhân tốt bụng quay trở lại chỗ ngồi của mình, cảm thấy hài lòng với bản thân và đó là hành động lịch lãm của một người đàn ông.
Một bà xơ đã để ý đến điều này, bà bắt đầu cầu nguyện nho nhỏ: “Thưa chúa, con không có tiền nên không có cách nào để giúp nhưng xin chúa hãy ban phước cho người phụ nữ già khốn khổ kia, hãy để bà lão có đôi giày trong mùa giáng sinh này”.
Tại trạm dừng kế tiếp, có một người đàn ông trẻ bước lên xe bus. Anh ta mặc một chiếc áo jacket màu xám dầy ấm áp, chiếc khăn quàng màu hạt dẻ nhã nhặn quanh cổ và một chiếc mũ len che kín đôi tai khỏi gió lạnh buốt giá. Anh ta đeo tai phone nghe nhạc và trả tiền vé xe bus rồi ngồi xuống đối diện với bà lão.
Khi cái nhìn của chàng trai trẻ bắt gặp đôi chân trần của bà lão, cơ thể anh như đóng băng. Đưa mắt nhìn từ chân bà lão đến đôi chân của mình. Anh đi đôi giầy đắt tiền, mới cứng với thương hiệu nổi tiếng. Trong nhiều tháng, anh ta đã phải tiết kiệm tiền từ những những khoản chi tiêu không cần thiết để mua cho mình những đồ hiệu chất lượng. Mọi người đều nghĩ và nhìn anh với con mắt ngưỡng mộ.
Người thanh niên trẻ cúi xuống và bắt đầu cởi giày của mình ra, anh gạt đi cái ấn tượng lịch lãm của mọi người về đôi giầy đẹp đặt tiền và quỳ xuống trước mặt bà lão.
“Mẹ”, anh ta nói, “Con biết là mẹ không có đôi giày nào, nhưng con còn có nhiều đôi khác”. Cẩn thận và nhẹ nhàng anh giúp bà lão xỏ đôi chân đã co quắp vì lạnh vào đôi tất và giầy ấm áp của mình. Người phụ nữ gật đầu cảm ơn với đôi mắt nhoà nhoà của tuổi già hay của giọt lệ ấm áp tình người.
Trạm kế tiếp, người đàn ông trẻ xuống xe và bước đi với đôi chân trần trong tuyết.
Đám đông hành khách nhìn theo người đàn ông trẻ qua cửa sổ.
“Anh ta là ai”, một người hỏi.
“Anh ấy hẳn là một nhà tiên tri”, một người trả lời.
“Anh ấy hẳn là một vị thánh”, một người khác nói to.
“Có lẽ anh ấy là con của Thiên chúa”, bà xơ nói thêm vào.
Nhưng cậu bé con người đã chỉ tay vào bà lão lúc trước nói : “Không đâu ạ, con đã nhìn rất kỹ ông ấy. Ông ấy chỉ là một người đàn ông mà thôi”.
Minh Anh Theo RFI
|
toixinsangsay
member
REF: 619377
11/26/2011
|
>>
xem chủ đề
Góc tâm hồn: Chỉ là một người đàn ông
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, người phụ nữ đó trông giống như bất kỳ người phụ nữ nào khác khi đã bước đến ngưỡng cửa của tuổi già. Bà bước nặng nề một mình trong tuyết lạnh, lặng lẽ cúi đầu đi.
Những người đi trên vỉa hè của thành phố bận rộn này cố gắng không để mắt họ nhìn thấy bà lão tội nghiệp đó, vì họ sợ rằng bà sẽ nài nỉ sự giúp đỡ và ngăn họ về nhà để ăn mừng giáng sinh.
Một cặp vợ chồng trẻ khoác tay nhau trên đường, cười đùa với nhau và trên tay là một túi quà to cho giáng sinh, họ không chú ý đến bà lão.
Một bà mẹ trẻ với hai đứa con nhỏ vội vã trên đường về nhà bà ngoại của họ để mừng ngày giáng sinh, họ không chú ý đến bà lão.
Một ông bộ trưởng đi trên đường với khuôn mặt tự hào khi trong tay cầm quyển Kinh Thánh nhưng tâm trí lại đang mơ mộng những thứ ở trên trời, và ông cũng không chú ý đến bà lão.
Nếu những người này chú ý, họ sẽ nhận thấy rằng bà lão tội nghiệp đang đi bằng đôi chân trần trong băng tuyết giá lạnh của mùa đông.
Bằng cả hai tay, bà lão cố giữ lấy cái cổ áo đã bị đứt cúc để tránh gió lùa vào bên trong, dừng lại trước chạm xe bus, bà khép nép cúi đầu dựa vào thành cột. Một chiếc khăn màu xanh đỏ cũ kỹ mong manh chùm lên đầu, bà đứng đợi xe đi vào trung tâm thành phố.
Một người đàn ông lịch lãm mang một cái cặp sang trọng bước đến gần bà để đợi xe bus, tuy nhiên anh ta giữ khoảng cách vì sợ có bệnh tật lây lan từ bà lão già khốn khổ này.
Một cô gái độ tuổi thiếu niên cũng chờ xe bus. Cô liếc nhìn mấy lần về phía đôi chân trần của bà lão nhưng cũng không nói gì.
Chiếc xe bus đến và đôi chân bà lão chậm chạp đau đớn bước lên xe. Bà ngồi gần chiếc ghế phụ đằng sau lái xe. Còn người đàn ông lịch lãm và cô gái trẻ vội vã đi xuống phía cuối ngồi. Người đàn ông ngồi cạnh bà lão vội dịch vào bên trong và xoay xoay ngón tay thầm nghĩ: “Sự suy yếu của tuổi già”. Còn tài xế xe bus chỉ thở dài lẩm bẩm: “ Khu phố này rồi sẽ chìm sâu hơn vào cảnh nghèo đói mà thôi, mình ghét nhìn thấy cảnh này”.
Một cậu bé chỉ tay vào bà lão và nói: “Mẹ nhìn này, bà ấy đi chân trần”. Người mẹ xấu hổ vội đánh vào tay đứa con: “Đừng có chỉ trỏ người khác, Andrew, không lịch sự chút nào” . Rồi người mẹ vội nhìn ra ngoài cửa sổ.
“Bà ấy hẳn phải có những đứa con đã lớn”, một người phụ nữ khoác chiều áo lông dày thì thầm gợi ý. “Những đứa con của bà lão nên tự xấu hổ về bản thân họ”. Người phụ nữ cảm thấy tự hào về bản thân vì mình đã chăm sóc mẹ mình rất tốt.
Một cô giáo ngồi ở giữa xe bus đặt các túi quà lên đùi rồi nói: “Chúng ta đã không nộp đủ thuế để giải quyết tình trạng như vậy ư?” cô nói với một người bạn ngồi bên cạnh. Cô bạn trả lời: “Đó là do sự quản lý của đảng Cộng hoà, họ cướp của người nghèo để cho người giàu”. “Không đúng, đó là do đảng Dân chủ”. Người đàn ông tóc xám xen vào. “Các chương trình phúc lợi xã hội của đảng Dân chủ chỉ làm cho con người lười đi và đẩy họ đến tình trạng nghèo đói”.
“Mọi người cần phải học cách tiết kiệm tiền của mình”, Một thanh niên mặc đồ khá thời thượng chêm vào. “Nếu bà lão đó biết tiết kiệm tiền khi còn trẻ thì sẽ không rơi vào tình trạng như vậy đâu. Đó là lỗi của bà ấy thôi”.
Và tất cả mọi người đều hài lòng với sự nhạy bén của mình khi đưa ra những phân tích và bình luận mà họ cho là đúng đắn đó.
Tuy nhiên, một doanh nhân tốt bụng cảm thấy như bị xúc phạm. Ông thò tay vào ví lấy ra một tờ 20 đô la và sải bước đến chỗ bà lão già, nhét đồng tiền ít ỏi của mình vào đôi tay nhăn nheo và run run của bà. “Bà lão, hãy mua cho mình một đôi giầy nhé”.
Người phụ nữ cảm động gật đầu. Người doanh nhân tốt bụng quay trở lại chỗ ngồi của mình, cảm thấy hài lòng với bản thân và đó là hành động lịch lãm của một người đàn ông.
Một bà xơ đã để ý đến điều này, bà bắt đầu cầu nguyện nho nhỏ: “Thưa chúa, con không có tiền nên không có cách nào để giúp nhưng xin chúa hãy ban phước cho người phụ nữ già khốn khổ kia, hãy để bà lão có đôi giày trong mùa giáng sinh này”.
Tại trạm dừng kế tiếp, có một người đàn ông trẻ bước lên xe bus. Anh ta mặc một chiếc áo jacket màu xám dầy ấm áp, chiếc khăn quàng màu hạt dẻ nhã nhặn quanh cổ và một chiếc mũ len che kín đôi tai khỏi gió lạnh buốt giá. Anh ta đeo tai phone nghe nhạc và trả tiền vé xe bus rồi ngồi xuống đối diện với bà lão.
Khi cái nhìn của chàng trai trẻ bắt gặp đôi chân trần của bà lão, cơ thể anh như đóng băng. Đưa mắt nhìn từ chân bà lão đến đôi chân của mình. Anh đi đôi giầy đắt tiền, mới cứng với thương hiệu nổi tiếng. Trong nhiều tháng, anh ta đã phải tiết kiệm tiền từ những những khoản chi tiêu không cần thiết để mua cho mình những đồ hiệu chất lượng. Mọi người đều nghĩ và nhìn anh với con mắt ngưỡng mộ.
Người thanh niên trẻ cúi xuống và bắt đầu cởi giày của mình ra, anh gạt đi cái ấn tượng lịch lãm của mọi người về đôi giầy đẹp đặt tiền và quỳ xuống trước mặt bà lão.
“Mẹ”, anh ta nói, “Con biết là mẹ không có đôi giày nào, nhưng con còn có nhiều đôi khác”. Cẩn thận và nhẹ nhàng anh giúp bà lão xỏ đôi chân đã co quắp vì lạnh vào đôi tất và giầy ấm áp của mình. Người phụ nữ gật đầu cảm ơn với đôi mắt nhoà nhoà của tuổi già hay của giọt lệ ấm áp tình người.
Trạm kế tiếp, người đàn ông trẻ xuống xe và bước đi với đôi chân trần trong tuyết.
Đám đông hành khách nhìn theo người đàn ông trẻ qua cửa sổ.
“Anh ta là ai”, một người hỏi.
“Anh ấy hẳn là một nhà tiên tri”, một người trả lời.
“Anh ấy hẳn là một vị thánh”, một người khác nói to.
“Có lẽ anh ấy là con của Thiên chúa”, bà xơ nói thêm vào.
Nhưng cậu bé con người đã chỉ tay vào bà lão lúc trước nói : “Không đâu ạ, con đã nhìn rất kỹ ông ấy. Ông ấy chỉ là một người đàn ông mà thôi”.
Minh Anh Theo RFI
|
toixinsangsay
member
REF: 619333
11/26/2011
|
>>
xem chủ đề
Cô Sao thân,
Đầu tiên lão xin lổi đã chúc sai,vì nghĩ là cô cũng còn trẻ cở như Mainuong,cùng là người làm thiện nguyện,mà lão rất ái mộ.Vì thấy Sao cũng có tấm lòng,nên lão gửi cả lá thư,để minh chứng rằng còn rất nhiều người nếu có muốn đi cạo cao su mỗi ngày kiếm 200 ngàn cũng ko thể.Những dòng tâm sự mà lão viết chỉ là để nói lên sự thật bỉ ổi của cuộc đời,có thể Sao đọc ko hiểu hay hiểu sai,Tính của lão người Nam kỳ lục tỉnh,nghĩ sao nói vậy,nên dể bị hiểu lầm.Còn chuyện gây gổ nhau thì lão để dành cho bọn trẻ còn nông cạn.Chỉ vì lão thấy Sao vào nhà lão chơi,nên để đáp lại thịnh tình,chứ nếu như dư hơi,lão vạch đầu gối lên nói 1 mình hây hơn.
Vì trước đây lão có đọc 1 bài viết về 1 lão sư,hiện giờ ở huyện Cẫm Mỹ Đồng Nai,nhận tiền thiện nguyện của bá tánh rồi ăn chia với những tai to mặt bự chơi bời trác táng,nên lão có hơi dị ứng,khi nghe nói nhà chùa làm từ thiện mà ko đến nơi đến chốn.
Riêng Sao thì lão đâu có quen biết, chưa gì mà dùng lời lẻ cộc lốc vậy?
Vậy đi hén,nếu thực sự khó cãm thông nhau thì thôi,ko ghé vào nhà nhau nữa nhen!Đây là lần đầu cũng như là lần cuối mà lão biết Sao!
THANKS ! SORRY !
Chẳng thà tối xỉn sáng say,
Nhìn đời nói tiếng thẳng ngay lụy phiền!
|
toixinsangsay
member
REF: 619235
11/25/2011
|
>>
xem chủ đề
Cám ơn cô Sao đã trả lời toixinsangsay.
Và như cô Sao nói(hay các thầy nói)thì BD bây giờ kh còn người nghèo khổ,Say cũng ráng tin 1 lần như vậy!Chỉ có điều nhờ cô Sao đưa cái địa chỉ cùng lời thơ của 1 người em bạn của Say,một người cụt tay(chắc chắn kh cạo mủ cao su được,và chắc chắn ko ai chịu bỏ tiền ra mướn 1 người tàn tật làm việc kh hòan hảo)cho nhà Chùa nào đó,để nếu như họ có làm thiện nguyện thật sự,thì cũng còn rất nhiều đối tượng,mà đây là 1(ở BD)trong số trên 30 người đang gửi thư nhờ Say giúp đở,hay nếu như Sao có lòng tốt thì cứ tự nhiên(Say thay mặt mà cám ơn trước nhá!)
Xin đăng nguyên văn lời thơ:
"Kính gửi quí ân nhân và các hội giúp đở.
Tôi tên Trần Hiệp Sỉ,sinh 1954,hiện ngụ số nhà 63,ấp Lê Danh Cát,xã Thanh Tuyền,huyện Dầu Tiếng,Bình Dương.
Nay nhờ có quý ân nhân giúp đở từ thiện,tôi vừa nhận được 50 đô la,thật là sự vui mừng rất lớn đối với tôi.Nay tôi viết thư nầy đến quý ân nhân với lời chúc sức khỏe và gia đình vạn sự như ý.
Kính thưa quý ân nhân,hòan cảnh tôi hiện tại bây giờ rất khổ sở,độc thân một mình,bị gia đình vợ con bỏ sống lang thang bửa đói,bửa no,không biết làm sao.
Nay kính quý ân nhân,nếu có điều kiện xin cố gắng giúp đở tôi được 1 lần cuối cùng.Dẩu sau nầy tôi không còn sự sống nữa.Tôi cũng vui lòng,vì cuộc đời mình đã trải qua quá nhiều khổ sở.Xin cám ơn quý ân nhân.
Trần Hiệp Sỉ. Điện thoại: 01284018628.
Đây chỉ là 1 trong số hàng trăm nghìn trường hợp,mà cuộc đời ban tặng cho họ bằng những bạc đãi,hận thù,để không còn thiết tha đến sự sống.Dòng đời vẫn trôi qua,con người vẫn thi đua vẽ vời những hình ảnh,những sáo ngữ cao đẹp,nhưng thực chất,lẫn lộn trắng đen,vẫn không thiếu những đốn mạt,lọc lừa.
Dẩu sao,Say cũng xin cáo lỗi trước với cô Sao,chúc cô lúc nào cũng bình an và giầu đẹp!
|
toixinsangsay
member
REF: 619015
11/23/2011
|
>>
xem chủ đề
Đẹp lắm,nhưng chỉ đẹp cho những "đại gia"(đa dại).
Bình Dương chỉ đẹp với hình ảnh của các thôn nử mặc áo bà ba trong mùa thu họach trái cây,hay những buổi chiều mặc áo dài trắng tan trường về qua các cầu khỉ tung bay tà áo trong gió sớm !
Những cảnh nầy Say xem xong muốn mữa,vì đã chán cái phố thị ồn ào của xứ người,có gì hay ho với những bon chen,khoe khoang,nổ,chảnh với nhau mà thực chất bên trong là những tấm lòng trống rổng(?)
Đề nghị Sao cố gắng sưu tầm những tấm ảnh miền quê ngọt ngào chất phác,trong đó có biết bao tấm lòng chân chất,hiền lương,thật thà ko biết khách sáo.Đó mới chính là bản chất của người VN chúng ta!
Quê hương mình còn nghèo lắm,còn những mẹ già trên 80 lao động hằng ngày mà ko có được bửa cơm no,còn hằng triệu bé thơ bỏ học đi bán vé số sinh nhai,còn biết bao thương binh của cả 2 miền Nam Bắc sau cuộc chiến phải gượng sống thua cả lòai thú vì sự thờ ơ,bạc đãi của XH và nhà nước.Nhiều và nhiều nữa,nếu Say mà nhắc hết,có lẽ cả năm,và mỗi lần nhớ đến...chỉ muốn say để quên!
I am sorry !
Sinto muito !
|
toixinsangsay
member
REF: 618878
11/22/2011
|
>>
xem chủ đề
NHóc,
Chiếc lá đòi đã buồn,cho nghe "Chiếc lá cuối cùng" của Tuấn Khanh,càng buồn hơn.
Vậy mà dám bảo là khơ khạo,hỏng dám đâu!
|
toixinsangsay
member
REF: 618529
11/17/2011
|
>>
xem chủ đề
Nhỏ Mụi Mén,
Ừ,H sẽ lục lại những vầng thơ Say,
Dĩ vãng bao giờ cũng đẹp,và,người già thì tiếc nuối về dĩ vãng.
Chỉ mog H còn chút xíu nào đầu óc để nghĩ cho mình....
Hôm qua lái xe về,tâm tư miên mang,bị ủi...thây kệ,bỏ qua....
Có lẽ tên ấy nghĩ H khùng,chả đền.
Vui sao được?Chỉ vui khi nghĩ đến anh em mình!
H đi uống nữa đây!
Say!
|
toixinsangsay
member
REF: 618526
11/17/2011
|
>>
xem chủ đề
Cám ơn cô Sao đã vào nhà lão Say để lại những dòng thơ.
Và có lẽ,Say bây giờ là chiếc lá vàng úa mầu thời gian mà Sao đang nói đó!
Dù sao,cũng không biết có nên cám ơn đời hay không?!
|
toixinsangsay
member
REF: 618189
11/14/2011
|
>>
xem chủ đề
Người nơi đây mà cách mặt nghìn xa...
Chẳng thà cách mặt,xa lòng,
Còn hơn ở cạnh mà không thèm nhìn,
Có nhìn cũng chỉ khỉnh khinh,
Thì thôi quay mặt,làm thinh cho rồi!
Tình yêu,bạc bẻo tựa vôi !
Tội nghiệp Thynguyen81,hic,
|
toixinsangsay
member
REF: 618101
11/13/2011
|
>>
xem chủ đề
Dulan,
Muội đã hứa,
Thì nhớ đừng quên nhé,
Một ngày nào,
Ta về lại quê xưa,
Con đò nhỏ,
Chòng chành trên bến vắng,
Che cho nhau,
Vành nón lá chiều mưa...
Nhưng muội ơi,
Dòng đời trôi nhanh quá,
Mỏi mòn rồi,
Còn chi nữa,người xưa !
|
toixinsangsay
member
REF: 618065
11/13/2011
|
>>
xem chủ đề
Nhoconckhokhao,
Ừ thì uống để cùng say,
Say rồi sẽ thấy mình quay một mình,(he he)
Nhóc ơi,Nhóc đã say mèm,
Liệu mà bò dậy,sương đêm xuống rồi.
Đêm qua huynh uống(một) mình thôi,
Một chai rượu chát,món mồi...đĩa không !
Uống hoài chẳng thấy say mồng,
Chỉ thấy đêm lạnh,mênh mông sao trời.
Nghe hồn lạc giửa biển khơi,
Chập chùng trên sóng dáng người năm xưa,
Hỏi lòng mình đã quên chưa?
|
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|